Bác Mười tự hoạn

16/03/2010

Xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết “Bác Mười tự hoạn” của blogger Đinh Tấn Lực:

http://dinhtanluc.multiply.com/journal/item/537/537

— –

Bẵng đi từ bài “Về Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Xây Dựng Đất Nước Ta Hiện Nay” (2005, ngay sau khi bác Đào sang thăm Việt Nam), lâu lắm rồi độc giả ở đây mới được thưởng lãm một bài viết khác của bác Mười. Mà là một bài lý luận công phu/uyên bác đến trên cả mức ngạc nhiên nữa, mới thú! Cho dù phong thái dùng từ và chấm câu có một khoảng cách rất xa với bản chất bình dị/xề xòa/mộc mạc hàng ngày của tác giả, vẫn thú! Cho dù tác giả chủ ý nhắm vào đối tượng đảng viên trong mục tiêu Về Xây Dựng Đảng, càng thú!

*

Thú thật!

Thú nhất là ở (chỗ mường tượng ra khung cảnh nếu đây là một bài đọc, thì hẳn tác giả đã giơ tay nhẹ nhàng lẳng lơ vuốt mái tóc phớt chẻ đôi một cách cực điệu nghệ, rồi hắng giọng thanh phá mà nhấn mạnh) cái khẳng định ấn tượng (đến mức được nâng cấp thành tựa đề): “Không có Ðảng Cộng sản Việt Nam thì không có công cuộc đổi mới”.

Thật khó mà tranh cãi với tác giả về những nỗ lực của đảng và nhà nước ta được liệt kê trong bài viết, tạm lược như sau:

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH chúng ta đã nhận thức sâu sắc rằng, xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm… Kiên quyết và liên tục thay thế cơ chế tập trung quan liêu bao cấp bằng cơ chế thị trườngĐẩy mạnh sản xuất, trước hết phải xây dựng và phát triển nền công nghiệp tư liệu sản xuất, đặc biệt cơ khí chế tạo, sau nữa coi trọng công nghệ thông tin, điện tử, năng lượng mới, vật liệu mới, hóa chất và kể cả công nghiệp tiêu dùng…”.

Cũng quả là cực khó cho những ai muốn quên những giai thoại hào hứng đến đứt ruột về tác giả, trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH của đất nước, qua bao đoạn đời thăng trầm cá nhân, từ thời bác được chú ruột của nguyên GS Bộ trưởng Phạm Minh Hạc kết nạp vào chi bộ Đông Phù năm 1939, bị Tây bắt giam (1941), vượt ngục (1943), rồi tham gia cướp chính quyền ở Hà Đông (1945) và lần lượt giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng (1945-1955, nổi tiếng về cuộc đại càn quét “gián điệp” năm 1955 ở Hải Phòng cùng với câu danh ngôn để đời: Thà giết lầm hơn bỏ sót!)… Sau đó, lên tới Thứ trưởng (1956) rồi Bộ trưởng bộ Nội Thương (1958), vào TW đảng (1960), Chủ nhiệm ủy ban vật giá Nhà nước, Trưởng phái đoàn thanh tra của Chính phủ (1961-1969), leo lên Phó Thủ tướng Chủ nhiệm Văn phòng kinh tế Phủ Thủ tướng (1969-1971), Phó Thủ tướng Chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết cơ bản (1971-1973). Lại tụt xuống Bộ trưởng Bộ Xây dựng (1973-1977) kiêm nhiệm đại biểu Quốc hội khóa V và VI, được bổ sung vào dự khuyết Bộ Chính trị, tái thăng chức Phó Thủ tướng Chính phủ (1976-1981) kiêm nhiệm đại biểu Quốc hội khoá VII, biến thành Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCNVN (1981), chính thức vào Bộ Chính trị (1982), Thường trực Ban Bí thư TW đảng (1986) kiêm nhiệm đại biểu Quốc hội khoá VIII, thăng chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1988), rồi trở thành Tổng Bí thư Ban Chấp hành TW Đảng (1991), đến nửa nhiệm kỳ sau thì được suy tôn làm Cố vấn Ban Chấp hành TW Đảng, tới năm 2000 thì được thăng ngạch lên quy chế Nguyên Cố vấn.

Nói chung là gần trọn cuộc đời hoạt động và sự nghiệp của bác Mười lọt thỏm vào cái “đêm trước đổi mới”.

Read the rest of this entry »


Đối Thoại Dân Chủ

05/03/2010

Trần Khải

Đối thoại là một nhu cầu cần thiết của con người. Nhu cầu này đặc biệt cần thiết cho các xã hội đang cần bước đi những chặng đường mới. Chỉ có các xã hội như Bắc Hàn mới thiếu vắng đối thoại, và nơi đó triệu người như một, không ai dám thốt lên một lời nghịch ý lãnh đạo. Trường hợp Việt Nam, nhu cầu đối thoại đã được nêu ra không chỉ từ người ở lề trái, mà ngay cả từ những người có quan tâm tới sự ổn định quyền lực của Đảng CSVN.
Trong những người đặt vấn đề về nhu cầu đối thoại mới nhât trên báo Tuần Việt Nam, có Tiến Sĩ Mai Liêm Trực khi trả lời phỏng vấn baó này qua bài có nhan đề: “Vấn đề “nhạy cảm” hay là sự né tránh trách nhiệm?”
Báo này ghi nhận rằng, “TS. Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông được coi là người mở đường cho bùng nổ Internet tại Việt Nam.
Mới đây ông đã được CLB Nhà báo CNTT Việt Nam bình chọn là một trong số 10 nhân vật có đóng góp tích cực nhất cho sự phát triển CNTT-TT thập kỷ qua.
Chính ông sớm nhận thức ra xu hướng phát triển Internet, đã thuyết phục các nhà lãnh đạo Việt Nam cho mở Internet và tạo điều kiện về mặt quản lý nhà nước cho Internet phát triển, với một quan điểm quản lý mang tính đột phá lúc đó là “Năng lực quản lý phải theo kịp với yêu cầu phát triển”, thay cho tư duy quản lý cũ là “quản lý được đến đâu, mở ra đến đó”…”(hết trích)
Read the rest of this entry »


Tự hào dân tộc

21/02/2010

Trần Văn Giang
Lời tác giả:  Đây là nhận định và ý kiến cá nhân của người viết mà thôi. Đúng hay sai còn tùy hoàn cảnh, kinh nghiệm và sự thẩm định của mỗi độc giả.

Cụ Trần Trọng Kim, một nhà giáo lỗi lạc, một học giả danh tiếng và cũng là vị Thủ Tướng đầu tiên của Việt Nam, đã viết trong bộ sử “Việt Nam Sử Lược” (1925) về tính tình, tư cách của người Việt Nam (nguyên văn – trang 7 tiểu mục “Người Việt Nam”) như sau:

“Về đàng trí tuệ và tính tình thì người Việt nam có cả tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quí sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, làm năm Đạo Thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỉ quyệt, và hay bài bác nhạo chế. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn sự hòa bình, nhưng mà khi đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.

Tâm địa nông nổi hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma tin quỉ, sùng sự lễ bái, nhưng mà vẫn không nhiệt tín tôn giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng Nhân, biết thương người và hay nhớ ơn.”

Những lời nhận định về người Việt này đã cũ trên 80 năm mà chưa thấy ai lên tiếng phê phán Cụ là “không chính xác,” “sai lầm,” “thiếu công minh,” “thiên vị” hay “sỉ nhục dân tộc!” Nhiều người còn cho là Cụ có nhiệt tâm muốn thành thật vạch ra những cái tốt và cái xấu của người mình để hậu sinh học hỏi, sửa đổi; hầu xây dựng một tương lai trong sáng và tiến bộ cho đất nuớc.

Read the rest of this entry »


NGÀN NĂM THĂNG LONG

11/02/2010

Canh Dần 2010 là Năm thứ 1000 của người dân đất Thăng Long – Hà Nội kể từ khi vua Lý Thái Tổ dời kinh đô Hoa Lư về thành Đại La vào năm 1010. Vua Lý đã đổi tên Đại La thành sang Thăng Long thành sau khi trông thấy Rồng vàng bay lên đỉnh trời kinh đô mới. Đến năm 1831 thì vua Minh Mạng thời Nguyễn mới đặt tên Hà Nội cho kinh đô Thăng Long. Năm 1954, Cố đô Thăng Long mang tên thành phố Hà Nội bị đặt dưới sự cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Staline và Mao. Hơn nửa thế kỷ qua, những người cầm quyền ở Hà Nội đã gây ra không biết bao nhiêu đau thương, tang tóc, đổ vỡ cho dân tộc Việt Nam và quê hương yêu dấu của chúng ta. Không có đủ từ ngữ để mô tả chính xác và toàn diện tấn đại thảm kịch, một đại nạn bất hạnh chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Tiền nhân Lý Công Uẩn đã ân cần trao lại hậu thế thành Thăng Long để viết tiếp những trang sử ‘’ngàn năm Văn Hiến’’:
 
Ta có ngàn năm xưa dựng nước
Yêu Quê Hương và quý Tự Do
Ta có ngàn năm để đuổi giặc
Nụ cười tiếng hát cho trẻ thơ
 
Thế nhưng nhìn lại thực tại Việt Nam hôm nay, Vua thời Lý cũng phải đau lòng.
Nhà cầm quyền CSVN đang chuẩn bị tổ chức rầm rộ cái mà bộ máy tuyên truyền của họ gọi  là Đại lễ 1000 Năm Thăng Long – Hà Nội. Cố nhiên là Ngày Đại lễ đó sẽ có sự hiện diện của con cháu Tô Định, Mã Viện, Thoát Hoan, Liễu Thăng, Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống, v.v. Họ sẽ được đón rước như là đại quốc khách trong lúc quân đội Bắc Triều đang chiếm đóng Hoàng Sa, tuần tiểu trên một phần lãnh hải Việt Nam và sát hại ngư dân, con cháu nhiều đời sau của vua Lý Thái Tổ. Để lập thành tích làm món quà đặc biệt cho đảng CSVN và đảng CSTH, chỉ trong vòng mấy tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010, tòa án CS ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình và Sài Gòn (bị chiếm đóng), đã xử tội 17 người yêu nước, thương đồng bào bị áp bức và dám đòi phục hồi Nhân Phẩm, Nhân Quyền và Công Bằng Xã Hội. Đây là  những ‘’tác phẩm văn hóa’’ vĩ đại của chế độ CSVN : Mười bảy bản án ‘’vạn lý trường thành’’ với 80 năm tù giam (có 2 năm tù treo) và hơn 50 năm tù quản chế dưới mỹ từ thời gian ‘’thử thách’’!.
 
Mười bảy tù nhân – mười bảy tác phẩm văn hóa, có tên dưới đây sắp được đưa ra trưng bày nhân Ngày Đại lễ ‘’1000 Năm Thăng Long – Hà Nội’’:
 
Ông Phạm Văn Trội, 4 năm tù giam, thêm 4 năm tù quản chế
Ông Trần Đức Thạch, 3 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Vũ Văn Hùng, 3 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa, 6 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Ngô Quỳnh, 3 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Nguyễn Văn Túc, 4 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Nguyễn Mạnh Sơn, 3 năm và 6 tháng tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Nguyễn Văn Tính, 3 năm và 6 tháng tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Nguyễn Kim Nhàn, 2 năm tù giam, thêm 2 năm tù quản chế
Ông Trần Anh Kim, 5 năm và 6 tháng tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 16 năm tù giam, thêm 5 năm tù quản chế
Ông Nguyễn Tiến Trung, 7 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Lê Công Định, 5 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Ông Lê Thăng Long, 5 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Cô Phạm Thanh Nghiên, 4 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế
Bà Trần Khải Thanh Thủy, 3 năm và 6 tháng tù giam
Ông Đỗ Bá Tân, 2 năm tù treo, thêm 3 năm và 11 tháng tù quản chế.  
 
Read the rest of this entry »


Báo Công An TPHCM “đánh” gia đình Nguyễn Tiến Trung.

07/02/2010

Đọc xong bài viết của tên phóng viên “bồi bút” báo Công An TPHCM có nói về cha mẹ & gia đình của Nguyễn Tiến Trung cùng với gia đình của Nguyễn Hoàng Lan trong bài “Quay đầu là bờ!” làm mình bức xúc phải viết đôi dòng  http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=702&p=&id=47397

Mình thật sự không thể hiểu nổi tên “bồi bút” Song Huy lấy những thông tin vu khống trắng trợn để dựng chuyện cho gia đình của những người đấu tranh Dân Chủ. Lời lẻ trong bài báo ấy thật sự mang nhiều tính trả thù cá nhân của người viết bài.

Trích: “…Ông Nguyễn Tự Tu và bà Lê Thị Minh Tâm đều trưởng thành trong chế độ XHCN, được nhà nước cho đi du học ở Liên Xô cũ, đều là đảng viên, được hưởng ân sủng của nhà nước, được cấp nhà khang trang. Lẽ ra với trình độ nhận thức và điều kiện sống như thế, họ phải theo đúng đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và dạy cho các con truyền thống tốt đẹp đó. Tiếc rằng họ đã lầm lẫn, để rồi đã xúi giục, tiếp tay cho các con (Trung và Nam) vào con đường phạm tội, phản bội lại đất nước, dân tộc…”

Chẳng lẻ bất cứ gia đình nào từng theo cách mạng từng thừa hưởng những bổng lộc của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì không được quyền lên tiếng trước những vấn nạn của Xã Hội, trước sự xuống cấp về Đạo Đức của các quan chức  chính phủ Việt Nam.  Tác giả bài viết không đủ kiến thức phân biệt “Tổ Quốc, Nhân Dân & các Đảng phái” là những thực thể khác nhau. Lên tiếng những bất công của Xã hội thì bị gọi là chống lại đất nước, chống lại dân tộc sao? Nhân dân Việt Nam đã bị nhập nhằng những khái niệm này từ khi Đảng Cộng Sản điều hành đất nước, cứ ai chống lại Đảng CSVN thì đều bị quy chụp là chống lại Tổ quốc & nhân dân.

Read the rest of this entry »


Tạ Phong Tần – Bà Trần Khải Thanh Thủy là tội đồ hay nạn nhân?

05/02/2010

Mấy ngày nay, trên mạng Internet đăng tải những bức ảnh chụp lại văn bản mà theo nội dung thể hiện thì người xem thấy đó là bản Cáo trạng số 28/KSĐT ngày 08/01/2010 Viện Kiểm Sát Nhân Dân huyện Đống Đa, Hà Nội, truy tố bà Trần Khải Thanh Thủy và ông Đỗ Bá Tân (chồng bà Thủy) về tội “Cố ý gây thương tích” theo Điều 104 BLHS nước CHXHCN Việt Nam.

Không có điều kiện tiếp cận bản gốc Cáo trạng, trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ phân tích những vấn đề chưa sáng tỏ của bản Cáo trạng nêu trên (nếu ảnh chụp đó chính là bản gốc).

Theo nội dung Cáo trạng, khoảng 20h ngày 08/10/2009 ông Đỗ Bá Tân đi xe máy về có dựng xe ở lối đi trước cửa nhà ông Tân ở số 46 ngõ 178 phố chợ Khâm Thiên, phường Trung Phụng, quận Đống Đa. Ông Nguyễn Mạnh Điệp (sinh năm 1968, trú số 15 ngõ 138 phố chợ Khâm Thiên, phường Trung Phụng, quận Đống Đa) đi qua thấy vậy có góp ý bảo ông Tân dẹp xe vào để lấy lối đi. Từ đó dẫn đến cãi nhau giữa ông Điệp và ông Tân. Ông Tân đã dùng mũ bảo hiểm xe máy màu vàng đập nhiều cái vào mặt ông Điệp. Ông Điệp giằng co chiếc mũ bảo hiểm với ông Tân nhưng không giằng được. Bà Trần Khải Thanh Thủy (vợ ông Tân) ở trong nhà mở cửa lao ra, hai tay cầm hai viên gạch. Bà Thủy dùng tay phải ném một viên gạch trúng đầu ông Điệp gây thương tích vùng chẩm phải và sau tai phải chảy máu. Lúc đó, ông Nguyễn Văn Thịnh (sinh năm 1958, trú số 62 ngõ ngõ 178 phố chợ Khâm Thiên, phường Trung Phụng, quận Đống Đa) đi qua thấy vậy can ngăn, nhưng chưa kịp can ngăn thì bị bà Thủy dùng viên gạch còn lại ném trúng vào cẳng tay phải của ông Thịnh, gây thương tích cho ông Thịnh. Lúc này, ông Tân vẫn dùng mũ bảo hiểm đánh vào mặt ông Điệp nhiều cái. Tiếp đó, bà Thủy vào nhà lấy tiếp một cây gậy gỗ hình thanh kiếm dài khỏang 1m ra đập vào đầu ông Điệp, ông Điệp giơ tay phải lên đỡ, bị trúng vào tay phải gây thương tích. Bà Thủy quay qua đập gậy gỗ trúng vào tay phải và lưng sườn ông Thịnh gây thương tích. Đến lúc này, ông Điệp được đưa đi cấp cứu và Công an phường Trung Phụng mới xuất hiện để “thi hành công vụ”.

Read the rest of this entry »


Thân cò 76 tuổi

01/02/2010

TT – Đêm mùa đông rét như cắt da cắt thịt, cụ Phạm Đoàn, 76 tuổi, thôn Quảng Hội, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cơ thể chỉ như da bọc xương, thức dậy từ 1 giờ khuya, lọ mọ xuống ngâm mình dưới biển mò cua bắt ốc kiếm gạo ăn qua ngày.

“Con nước vừa rồi không kiếm đủ gạo, phải mượn hàng xóm 20.000 đồng đắp đổi thêm. Bây giờ phải ráng mò cua ốc kiếm tiền trả nợ, mua gạo, nếu dư dành mua hộp bánh cúng ông bà mấy ngày tết” – cụ Đoàn nói

Read the rest of this entry »


Phạm Hồng Sơn – “Thượng tôn Pháp Luật”

30/01/2010
Phạm Hồng Sơn
Nguyên tắc “Thượng tôn pháp luật” (Rule of law) thường được hiểu với nghĩa sơ khai là: “pháp luật có quyền lực cao nhất, trên tất cả mọi người và mọi người đều phải tuân thủ pháp luật”. Ý nghĩa này, về mặt lịch sử, xuất phát từ mơ ước của con người từ thời cổ đại mong được sống một cuộc đời không phụ thuộc vào sự thất thường, lắm khi tàn ác, của những kẻ có quyền. Aristotle của Hy Lạp thế kỷ thứ IV trước CN đã viết: “xã hội phải được quản lý bằng pháp luật và những người có quyền lực chỉ là người phục vụ pháp luật”. Hàn Phi Tử của Trung Quốc thế kỷ thứ III trước CN cũng mong muốn “pháp luật chứ không phải kẻ có quyền được điều khiển nhà nước”.

Tuy nhiên “Thượng tôn pháp luật” (với ý nghĩa sơ khai vừa nêu) không những chưa đủ để con người tránh được sự tàn ác, xảo trá của kẻ cầm quyền, mà, như lịch sử và thực tại cho thấy, còn trở thành vỏ bọc “hợp pháp” cho sự thống trị, đàn áp của những kẻ cầm quyền độc đoán. Adolf Hitler đã dùng luật để tiễu trừ người Do Thái, các lãnh đạo cộng sản trong thế kỷ XX đã tạo ra luật để cướp đoạt tài sản, “ngăn sông cấm chợ” và nẫng đi những tự do vốn đã ít ỏi của dân chúng và ngay gần đây, Taliban đã dùng luật để phá tan hai pho tượng Phật độc nhất vô nhị của loài người!

Read the rest of this entry »


Suy ngẫm quanh vụ án “Hiệu trưởng mua dâm”

29/01/2010

Vụ án “Hiệu trưởng mua dâm” càng ngày càng tỏ ra hết sức phức tạp khiến dư luận hết sức quan tâm. Hiện nay, phiên tòa còn trong quá trình tranh tụng, xét xử, chưa biết kết quả như thế nào. Tuy nhiên, dù cho kết quả có như thế nào đi chăng nữa thì vụ án này có rất nhiều điều đáng suy nghĩ.

Thứ nhất: Vụ án thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận

Diễn biến vụ việc:

Bắt đầu từ vụ một hiệu trưởng bị tố “mua trinh” nhiều học sinh tại tỉnh lẻ Hà Giang. Ngay sau đó, trong phiên tòa xử sơ thẩm vụ hiệu trưởng mua dâm học sinh kết thúc vào buổi sáng nay 6/11. Hiệu trưởng mua dâm Sầm Đức Xương nhận mức án 10 năm 6 tháng tù giam, Bị cáo Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy bị truy tố tội danh “môi giới mại dâm” và nhận mức án tương ứng là 6 năm (với Hằng) và 5 năm (với Thúy).

Vụ việc bắt đầu nóng lên khi phiên tòa phúc thẩm vụ án “Hiệu trưởng mua dâm” vào ngày 20/01/2010. Mở đầu là Luật sư Trần Đình Triển, người bảo vệ quyền lợi cho bị cáo trong vụ hiệu trưởng mua dâm tại Hà Giang với lá đơn kiến nghị khẩn cấp gửi các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ những tình tiết mới, khá bất ngờ trong vụ án.

Read the rest of this entry »


Lầm lẫn của những kẻ lái ngựa

28/01/2010
Để ngựa chỉ có thể nhìn về một hướng và ngoan ngoãn đi theo ý mình, lái ngựa dùng hai mảnh da che hai bên mắt ngựa và chỉ để một khoảng trống vừa đủ phía trước cho ngựa thấy. Thêm một dây cương. Và một roi quất ngựa.

Trong vở tuồng xử án các anh Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung, những kẻ lái ngựa là các đảng viên cộng sản nắm quyền, ngựa là nhân dân Việt Nam, hai mảnh da là truyền thông nhà nước, dây cương và roi quất ngựa là bộ máy công an.

 Tưởng rằng đối tượng mà những người lái ngựa nhắm tới là Định, Thức, Long, Trung; nhưng không phải. Đối tượng của phiên tòa là nhân dân Việt Nam. Mục tiêu là kiềm hãm người dân chỉ được nhìn sự việc trong không gian chật hẹp và đầy đe dọa được tạo dựng bởi đảng lái ngựa cầm quyền, để tiếp tục sống thuần phục.

 Vì thế, trong suốt gần sáu tháng trước ngày xử án, bộ phận truyền thông của đảng đã được lệnh sản xuất hai miếng da che mắt ngựa để rầm rộ dựng lên hình ảnh của bốn nhà hoạt động dân chủ: phản dân, hại nước, tuyên truyền chống đối chế độ, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Những thủ thuật cổ điển của những tên lái ngựa trong lịch sử thế giới độc tài được tái sử dụng: đe dọa, khủng bố tinh thần, ép cung, tự thú, trình chiếu lời “thú tội”… Dĩ nhiên, đối tượng thật sự nhắm tới không phải là bốn người này. Đâu cần phải bày binh bố trận, tốn kém nhiều công sức để hà sách các anh. Bởi vì đối với lái ngựa, riêng mỗi người các anh chẳng có nghĩa lý gì đối với guồng máy cai trị. Đối tượng là bầy ngựa nhân dân: nhìn vào đấy, hình ảnh của những tên đang đòi dân chủ và đa nguyên, và cách hành xử của bộ máy cầm quyền, để mà cúi đầu tuân phục và chấp nhận tư thế cầm cương bất khả xâm phạm của tập đoàn lái ngựa.

Read the rest of this entry »